Trong tài chính hành vi có một thuật ngữ gọi là "sự thiên vị lựa chọn", có nghĩa là mọi người thường dự đoán xác suất của một số sự kiện dựa trên kinh nghiệm chủ quan về các sự kiện trước đó và có xu hướng chú ý quá nhiều đến những dữ liệu thay đổi gần đây, trong khi bỏ qua các đặc tính tổng thể.
Daniel Kahneman chỉ ra rằng do hạn chế của năng lực nhận thức, con người ta không thể xử lý tất cả thông tin tại một thời điểm nhất định, mà chỉ dựa vào những dữ kiện gần đây để đưa ra lựa chọn, quyết định.
Do đó, bất cứ khi nào nền kinh tế bắt đầu suy thoái, sự lo lắng quá mức của mọi người sẽ được giải phóng trước tiên, và ngày càng thổi phồng lên, khiến tâm trí người ta không còn chỗ cho những tư duy logic dài hạn.
Chẳng hạn như bây giờ có ai nói rằng họ vừa mua một căn Shophouse, nhiều người sẽ nhảy cẫng lên “Kinh tế suy thoái buôn bán được gì đâu mà mua shophouse!”, “Không thấy người ta đóng cửa, dẹp tiệm hết rồi à mà còn đâm đầu vào?”,...
Những ý kiến trên không sai, thậm chí là rất đúng! Nhưng chỉ đúng ngay tại thời điểm kinh tế suy thoái hiện tại. Do mắc phải “sự thiên vị lựa chọn”, họ đã sa đà vào tình trạng hiện tại mà bỏ qua những dữ liệu thực tế ủng hộ cho đầu tư shophouse.
Vượt lên trên sự thiên vị này, nội dung tiếp theo đây sẽ chứng minh vì sao đầu tư shophouse ở vị trí tốt vẫn là một lựa chọn sáng suốt dành cho nhà đầu tư trường vốn.
Nhưng trước hết, chúng ta cần đi đến một đồng thuận rằng sức mua là động lực chính tạo ra dòng tiền khi đầu tư shophouse.
Nói một cách dễ hiểu, sức mua tốt thì thương nhân kinh doanh thuận lợi. Kinh doanh thuận lợi thì sẽ tích cực thuê mặt bằng, mở rộng chi nhánh. Như vậy thì nhu cầu mặt bằng kinh doanh, trong đó có shophouse, sẽ tăng lên. Nhu cầu tăng thì dễ cho thuê, giá thuê cao.
Đó là những điều rất cơ bản.
Vậy, điều gì chứng minh sức mua sẽ phục hồi và tốt lên?
Đô thị hóa và Gia tăng dân số
Một xu hướng tất yếu là người dân tập trung tại đô thị sẽ ngày càng đông, sức tiêu dùng ngày một lớn và giá trị shophouse, mặt bằng kinh doanh sẽ ngày càng tăng theo.
Nên lưu ý rằng mật độ dân số Việt Nam cao gấp 3 lần Trung Quốc, và gấp nhiều lần các quốc gia trên thế giới.
Điều này mang đến một sức tiêu dùng khổng lồ, đặc biệt tại các thành phố nén như Hà Nội và TP.HCM.
Thêm vào đó, tỷ lệ đô thị hóa nước ta còn thấp, chỉ đạt 41,7% so với Trung Quốc là 65,22% và các nước phát triển như Mỹ và các nước Châu Âu khoảng 80%.
Cùng với sự phát triển của khoa học - công nghệ, một lượng lớn lao động ở nông thôn sẽ được giải phóng khỏi chuyện đồng áng, người ta lại dồn lên thành phố để phát triển sự nghiệp.
Nơi nào người đông thì nhu cầu nhiều, âu cũng là điều tất yếu.
Tầng lớp trung lưu tăng
Sự gia tăng của tầng lớp trung lưu tạo ra nhu cầu mua sắm và tiêu dùng cao hơn. Điều này dẫn đến sự tăng cường nhu cầu thuê hoặc mua mặt bằng kinh doanh nói chung và shophouse nói riêng.
Khi thu nhập tăng lên, thì nhu cầu về sự đa dạng loại hình tiêu dùng hiện đại cũng sẽ tăng theo. Nếu ngày xưa người ta chỉ có nhu cầu tiêu dùng hàng hóa thiết yếu thì ngày nay người ta đòi hỏi phải đáp ứng ăn ngon, mặc đẹp và giải trí đa dạng.
Tốc độ đô thị hóa Việt Nam dự kiến tăng từ 39% năm 2021 lên 44% trong 2030, tương đương với 8 triệu dân thành thị. Tầng lớp trung lưu dự kiến sẽ tăng 9,2%/năm trong giai đoạn 2022 – 2026. (Theo Fitch Solutions)
Một trong những đặc điểm tiêu biểu nhất của tầng lớp "nhà giàu mới", ở khoảng 30-40 tuổi, là họ có tầm nhìn quốc tế và trải nghiệm không gian phong phú.
Do đó, những mặt bằng thương mại, shophouse có thiết kế tân tiến, được phát triển theo mô hình mới, vận hành bài bản ngày càng được ưa chuộng.
Làn sóng mạnh mẽ của ngành F&B
Theo đánh giá từ Colliers, tại Đông Nam Á, Việt Nam cũng là điểm đến đầu tư sáng giá cho F&B bởi: Việt Nam có dân số trẻ, thích ứng nhanh, ước tính đạt 105 triệu người vào năm 2030; tầng lớp trung lưu đang tăng mạnh, ước đạt 45 triệu (gần 1/2 dân số) vào năm 2025; mức tiêu dùng của người dân đang ngày càng cao.
Tình trạng đóng cửa, bỏ trống mặt bằng kinh doanh chỉ là phần nổi của tảng băng. Nhiều thương hiệu nổi tiếng vẫn đang ráo riết săn tìm mặt bằng đẹp ở khu vực trung tâm và bán trung tâm, theo nhận xét từ Quản lý Bộ phận Cho thuê Bán lẻ Savills TP.HCM.
Lòng tin vào thị trường tiếp tục thúc đẩy các thương hiệu mở rộng tại các thành phố chính và trải rộng khắp Việt Nam. Có các thương hiệu đóng cửa nhưng cũng có nhiều thương hiệu quốc tế tiếp tục gia nhập.
Người tiêu dùng sẽ nhìn thấy sự xuất hiện về mặt vật lý của các thương hiệu mới vào khoảng cuối năm nay.
Tận dụng thời cơ hiếm có
Nhiều năm sau, có người sẽ cảm ơn sự sụt giảm lần này của thị trường bất động sản, vì nó đã cho phép họ nắm bắt cơ hội hiếm có để sở hữu một căn shophouse giá tốt.
Hiện tại, để kích cầu thị trường, nhiều chủ nhà và chủ đầu tư đang “cắn răng” bán ra các các shophouse dưới giá thị trường, đi kèm với nhiều chương trình khuyến mãi, kéo giãn thời hạn thanh toán.
Có thể nói, nếu bạn bỏ lỡ cơ hội lần này tức là bạn phải chờ thêm một chu kỳ kinh tế nữa.
Vậy, cần lưu ý gì khi mua shophouse
Có 2 lưu ý quan trọng để bạn mua được căn shophouse phù hợp với xu thế thị trường:
Shophouse nằm ở vị trí đón được dòng người
Làm ăn kinh doanh không thể tách khỏi đám đông. Khu vực dân cư càng đông thì sức tiêu dùng càng mạnh, nhu cầu mua/thuê mặt bằng kinh doanh càng lớn.
Giá trị cốt lõi của shophouse là có tạo được dòng tiền hay không. Muốn tạo được dòng tiền thì phải kinh doanh được, cho thuê được.
Đừng vì những lời thổi phồng mà mua shophouse ở vùng ven vắng vẻ thưa người. Bạn sẽ làm gì với một căn shophouse không có khách thuê?
Shophouse có thiết kế tối ưu thương mại
Một trong những đặc điểm chung của những căn shophouse ế ẩm hiện nay là thiết kế không thân thiện với mục đích thương mại.
Trần quá thấp, không gian quá bí bách, mặt tiền bị khuất,... khiến shophouse bị giảm sức hút, kém cạnh tranh.
Người thuê không kinh doanh được thì đóng cửa, cắt hợp đồng là lẽ đương nhiên.
Ngày nay người đi thuê mặt bằng thường ưu tiên các shophouse có trần cao, mặt tiền nổi bật, không gian mở để phù hợp với xu hướng tiêu dùng hiện đại và mục tiêu xây dựng thương hiệu.
Nhận thức đầy đủ về sự bi quan quá mức và lạc quan quá mức trong bản chất con người, hiểu sâu sắc rằng con người là phi lý trí, chờ đợi khi hầu hết mọi người định giá sai mà mua được tài sản giá tốt.
"Đó là khoảng thời gian tuyệt vời nhất và cũng là khoảng thời gian tồi tệ nhất". Bộ mặt của thời đại không ngừng thay đổi. Đối với những người có thể nhìn ra thời cơ thì giây phút này là giây phút tốt nhất, và đối với những người còn lại, họ chỉ có thể đứng đó và cảm thán những gì đang diễn ra.
Bạn vừa xem qua bài viết "'Đầu tư thiểu số: Vì sao tôi mua Shophouse thời điểm này?". Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo các bài viết dưới đây:
- Triết lý Á Đông trong thiết kế khoảng lùi nhà phố thương mại
- The Sholi: Giao hòa hoàn hảo giữa Shopping và Living
- Bí kíp chọn mua được 1 căn shophouse, nuôi 3 thế hệ!
- Thế lưỡng nan của người đô thị: Nơi ồn ào thì thịnh vượng, chốn tĩnh lặng lại thưa người
- Logic kinh doanh shophouse: Dòng người tạo ra Dòng tiền
- Bí ẩn dãy nhà phố trăm năm thịnh vượng bên hông chợ Bình Tây
- Nhà phố thương mại có đáng mua không? Sau 10 năm sinh sống, đây là cảm xúc thật của tôi.
- Vì sao mỗi thương gia đều cần nhà phố thương nghiệp?
- Top 20 địa điểm vui chơi, tham quan thú vị tại Quận Bình Tân
- Thị trường bất động sản phục hồi là điều hiển nhiên, vì 7 lý do sau đây
- Đầu tư The Sholi: Vì sao Bây giờ và Ở đây?
- Khu Tên Lửa: Nguồn gốc tên gọi và thế mạnh nổi trội hàng đầu Bình Tân
- Tụ tài vượng khí với 6 thế mạnh thương mại tại The Sholi
Nguyên Phương
- đầu tư shophouse
- shophouse
- nhà phố thương mại
- sự thiên vị lựa chọn