Phân tích

6 lý do 'tế nhị' khiến giá nhà không thể giảm sâu

Người chưa có nhà dĩ nhiên mong giá nhà giảm mạnh. Nhưng! Rất nhiều người khác đang lo âu.

vi-sao-gia-nha-khong-the-giam-manh
avatar

Nguyên Phương

25/12/2023

Lý do giá nhà không thể giảm sâu #1: Giá đất, giá xây dựng đều tăng

Cũng như bột mì tăng giá thì bánh mì cũng phải tăng giá, giá đất ngày càng tăng cao thì giá nhà khó có thể giảm.

Trong những năm gần đây, giá đất tăng 15 - 30%, đẩy giá nhà cũng đội lên 2 - 8%.

Không chỉ giá đất, các nguyên vật liệu xây dựng như sắt, thép, cát...cũng đồng loạt tăng mạnh. Đơn cử, giá sắt, thép tăng khoảng 15 - 20%, trong khi chi phí nguyên vật liệu chiếm 65 - 70% giá trị dự toán xây dựng công trình.

vi-sao-gia-nha-khong-the-giam-manh-4
Bột mì tăng giá thì không thể đòi hỏi bánh mì giảm giá.

“Trong cơ cấu giá thành dự án hiện nay, chi phí xây dựng đã tăng gần gấp đôi so với 4 - 5 năm trước, từ 7 - 7,5 triệu đồng/m3 hiện tăng lên hơn 12 triệu đồng/m2.” - theo ông Trần Khánh Quang, Tổng Giám đốc Công ty BĐS Việt An Hòa.

Nguyên vật liệu đều tăng giá thì thật khó để đòi hỏi thành phẩm giảm giá.

Lý do giá nhà không thể giảm sâu #2: Các loại chi phí khác

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, các chi phí về đất bao gồm chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất chiếm khoảng trên dưới 15% giá thành đối với dự án nhà chung cư; trên dưới 30% đối với dự án nhà phố; trên dưới 20% đối với dự án nhà biệt thự.

Chi phí xây dựng chiếm khoảng trên dưới 50% giá thành đối với dự án nhà chung cư, chi phí tài chính gồm lãi vay tín dụng và trả lãi các nguồn huy động vốn khác thường chiếm khoảng trên dưới 10% giá thành. Chi phí quản lý thường chiếm khoảng trên dưới 5% giá thành.

vi-sao-gia-nha-khong-the-giam-manh-5
Ngoài chi phí xây dựng, để thực hiện một dự án bất động sản chủ đầu tư còn phải chi nhiều khoản khác.

Lý do giá nhà không thể giảm sâu #3: Ảnh hưởng đến sức mua toàn thị trường

Đối với đa số người dân, ngôi nhà thường chiếm tỷ trọng chính trong tổng tài sản. Vì vậy, giá nhà dù tăng hay giảm cũng đều ảnh hưởng đến hành vi kinh tế của mọi người.

Khi giá nhà tăng, tức là tổng tài sản sẽ tăng, người tiêu dùng lúc này cảm thấy tự tin hơn khi tài sản của họ ngày càng có giá hơn. Sự tự tin này góp phần khuyến khích họ chi tiêu nhiều hơn và tiết kiệm ít hơn trong thời gian giá trị căn nhà tăng lên.

Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, tổng giá trị BĐS chiếm tới trên 30% tổng tài sản của quốc gia, các hoạt động liên quan đến BĐS chiếm khoảng từ 30% - 40% tổng các hoạt động của nền kinh tế và giá trị BĐS thường chiếm tỷ trọng chính trong tổng tài sản của các hộ gia đình, cá nhân.

Trong một nền kinh tế phụ thuộc phần lớn vào chi tiêu của người tiêu dùng, sự gia tăng này có thể có tác động tích cực mạnh mẽ đến nền kinh tế quốc gia.

Ngược lại, nếu giá nhà giảm, tài sản của những gia đình này sẽ giảm sút, khả năng chi tiêu và niềm tin của họ vào nền kinh tế cũng bị ảnh hưởng. Sức mua giảm, gián tiếp gây bất lợi cho sự phát triển kinh tế và ổn định xã hội.

vi-sao-gia-nha-khong-the-giam-manh-7
Khả năng chi tiêu và niềm tin vào nền kinh tế có mối quan hệ mật thiết.

Lý do giá nhà không thể giảm sâu #4: Ảnh hướng đến “sức khỏe” của hệ thống ngân hàng

Tại thị trường tài chính Việt Nam, do các sản phẩm tài chính hạn chế và giám sát tài chính chưa hoàn hảo, nên các tổ chức tài chính và nhà đầu tư thường có xu hướng sử dụng bất động sản - loại tài sản ổn định nhất - làm tài sản thế chấp cho các khoản vay hoặc đầu tư.

Theo rà soát của Hiệp hội BĐS Việt Nam, khoảng 70% giá trị tài sản bảo đảm của ngân hàng là bất động sản. Việc giảm giá bán sẽ ảnh hưởng đến giá trị tài sản bảo đảm của các công ty bất động sản ở ngân hàng.

Bên cạnh đó, khi giá nhà giảm sâu, rủi ro cho vay bất động sản tăng lên. Khả năng trả nợ của các chủ đầu tư và người mua nhà bị suy yếu, dẫn đến tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tăng lên, thậm chí gây ra tình trạng vỡ nợ và mất giá tài sản hàng loạt. Điều này có thể đe dọa đến hoạt động lành mạnh của ngành ngân hàng, ảnh hưởng đến nguồn cung tín dụng và ổn định tài chính.

vi-sao-gia-nha-khong-the-giam-manh-3
Không chỉ tại Việt Nam, ở các nước trên thế giới, bất động sản cũng là tài sản thế chấp quen thuộc của hệ thống ngân hàng.

Lý do giá nhà không thể giảm sâu #5: Liên đới nhiều ngành khác

Bất động sản là ngành tổng hợp, bao gồm nhiều ngành, lĩnh vực, đã hình thành chuỗi công nghiệp khổng lồ với nhiều ngành thượng nguồn và hạ nguồn như xây dựng, vật liệu xây dựng, nội thất, thiết bị gia dụng, quản lý tài sản,...

Giá nhà giảm có thể dẫn đến giảm nhu cầu đối với toàn ngành bất động sản, điều này sẽ tác động đến các ngành liên quan và dẫn đến việc một số lượng lớn công ty đóng cửa và người lao động mất việc.

Điều này sẽ tác động tiêu cực đến thu nhập và tiêu dùng của người dân, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và ổn định xã hội.

vi-sao-gia-nha-khong-the-giam-manh-0
Sự đóng góp của bất động sản thông qua khả năng lan tỏa đến trên 40 ngành kinh tế quan trọng khác.

Lý do giá nhà không thể giảm sâu #6: Quy luật cung - cầu

Quá trình đô thị hóa nhanh chóng là nguyên nhân quan trọng khiến giá nhà đất tăng cao. Khi quá trình đô thị hóa tăng tốc, ngày càng có nhiều người chuyển đến các thành phố, kéo theo nhu cầu về nhà ở đô thị ngày càng tăng. Tuy nhiên, nguồn lực đất đai đô thị có hạn và cầu vượt quá cung, từ đó đẩy giá nhà đất lên cao.

Mật độ dân số Việt Nam cao gấp ba lần mật độ dân số Trung Quốc, cao gấp nhiều lần so với các quốc gia trên thế giới. Tính đến cuối năm 2022, tỷ lệ dân số thành thị đã đạt 37.3%, vẫn thấp hơn mức trung bình của thế giới (55.7%) và mức của các nước phát triển (hơn 80%).

Điều này có nghĩa là Việt Nam vẫn còn một lượng lớn người dân nông thôn cần chuyển đến các thành phố để tận hưởng các cơ hội phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa và các cơ hội khác do đô thị hóa mang lại.

Một nghiên cứu khác của Savills chỉ ra con số đáng chú ý, từ năm 2023 đến năm 2025, thành phố TP.HCM sẽ có thêm 157,000 hộ gia đình. Tuy nhiên, nguồn cung tương lai gồm 59.000 căn hộ (các hạng), 9,000 nhà ở thấp tầng và 18,700 căn nhà ở xã hội dự kiến mở bán; do đó còn thiếu hụt 70,300 nhà ở.

vi-sao-gia-nha-khong-the-giam-manh-2
Quá trình đô thị hóa vẫn tiếp tục diễn ra, nhưng nguồn lực đất đai đô thị có hạn và cầu vượt quá cung, từ đó đẩy giá nhà đất lên cao.

Kết luận

Tóm lại, phân tích trên cho thấy một khi giá nhà nhà giảm sâu không chỉ ảnh hưởng đến ngành bất động sản mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế, tài chính, xã hội.

Vì vậy, chúng ta không thể mù quáng mong đợi giá nhà đất giảm sâu mà nên tích cực tìm kiếm sự phát triển lành mạnh của thị trường.

Những động thái gỡ khó của Chính phủ với thị trường bất động sản thời gian gần đây đã tạo niềm hy vọng cho doanh nghiệp. Thị trường cũng ghi nhận nhiều tín hiệu khả quan khi các chủ đầu tư mở bán trở lại, cải thiện vấn đề nguồn cung.

Bạn vừa xem qua bài viết"6 lý do 'tế nhị' khiến giá nhà không thể giảm sâu". Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo các bài viết dưới đây:

Nguyên Phương
  • tag giá nhà giảm
  • tag giá nhà 2024

Đọc nhiều

Bài viết liên quan