Thành phố cảng Thượng Hải, Trung Quốc
Thượng Hải là thành phố lớn nhất Trung Quốc về dân số và là thành phố không bao gồm vùng ngoại ô lớn nhất thế giới.
Là một thành phố hoa lệ, Thượng Hải tập trung rất nhiều công trình kiến trúc hiện đại bậc nhất thế giới, với những trung tâm mua sắm đồ sộ, những dãy cửa hàng đồ hiệu san sát, những cửa hàng thủ công mỹ nghệ tinh xảo, đồ gốm sứ, lụa tơ tằm...
Với 5 tổ hợp cảng, Cảng Thượng Hải đã vượt qua cảng Singapore năm 2010 để trở thành cảng biển lớn nhất thế giới.
Đặc biệt tới 1/4 lưu lượng thương mại của Trung Quốc thông qua cảng Thượng Hải. Trung bình thì hàng tháng Cảng Thượng Hải đón khoảng 2,000 tàu container các loại.
Thành phố cảng Singapore, Singapore
Ở Singapore do diện tích đất mặt ít, trong khi mật độ dân số cao nên khi xây dựng những tòa nhà cao tầng đòi hỏi phải tăng diện tích cây xanh.
Bằng việc thiết kế các tuyến phố cây xanh, chung cư xanh, hành lang xanh, thậm chí cả các chân cầu cũng được phủ những dây leo xanh mướt. Chính vì vậy mà Singapore đã trở thành quốc gia có độ che phủ cây xanh thuộc hàng cao so với thế giới.
Cảng Singapore có thể kết nối tới 600 cảng và 100 quốc gia trên thế giới. Mỗi năm hàng hóa thông quan qua cảng tới 537.6 triệu tấn và 36 triệu TEUs/năm.
Ngoài ra, sân bay quốc tế Changi của Singapore đã giữ vị trí sân bay tốt nhất thế giới trong 6 năm liên tiếp.
Thành phố cảng Rotterdam, Hà Lan
Sau thời gian dài giữ vị trí là cảng lớn nhất thế giới từ những năm 1962 đến năm 2004 trước khi cảng Singapore và Thượng hải vượt qua. Cảng Rotterdam vẫn là một cảng biển lớn nhất tại khu vực châu Âu.
Cảng Rotterdam được đưa vào khai thác từ thế kỷ thứ 14, và hiện nay có tổng diện tích lên đến 12,714 ha.
Thành phố Rotterdam cũng là một trong những điểm đến nổi tiếng trong các tour du lịch Châu Âu với những lâu đài nguy nga tráng lệ, những khách sạn sang trọng và những công trình kiến trúc đồ sộ hoành tráng cũng như phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ.
Thành phố cảng Miami, Mỹ
Cảng Miami là cảng vận chuyển hàng hóa container lớn nhất bang Florida và lớn thứ 12 của nước Mỹ. Cảng có số nhân công trực tiếp và gián tiếp khoảng 176,000 người dân, và đóng góp hàng năm cho nền kinh tế của Nam Florida 17 tỷ USD.
Đây là một trong những hải cảng bận rộn nhất nước Mỹ và thường được biết đến như là “kinh đô thế giới của những con tàu” hay “cửa ngõ hàng hóa vào nước Mỹ”.
Đảo Fisher thuộc thành phố Miami được xếp hạng là nơi thịnh vượng nhất Mỹ với thu nhập bình quân đầu người đạt 2.2 triệu USD/năm.
Thành phố cảng Hamburg, Đức
Hamburg là thành phố cảng lớn nhất của Đức. Đây là một thành phố sôi động thu hút rất nhiều khách du lịch hàng năm, được ví như đối thủ của Berlin. Hamburg nổi tiếng với những công trình kiến trúc đồ sộ, khung cảnh cổ kính và nền ẩm thực độc đáo.
Cảng Hamburg nằm trên sông Elbe. Cảng có cự ly 110 km từ cửa sông Elbe đổ vào Biển Bắc. Nó được gọi là “cửa ngõ vào thế giới” của Đức và là cảng lớn nhất ở Đức. Đây là cảng bận rộn thứ hai ở châu Âu (sau cảng Rotterdam) về lượng TEU thông qua, và lớn thứ 11 trên toàn thế giới.
Thành phố cảng Quảng Châu, Trung Quốc
Quảng Châu là thủ phủ và là thành phố đông dân nhất của tỉnh Quảng Đông ở miền Nam Trung Quốc. Với hơn 2,200 năm lịch sử, Quảng Châu cũng là một trong những thành phố năng động nhất của Trung Quốc.
Nhắc đến Quảng Châu là không thể không nhắc tới ẩm thực. Quảng Châu là nơi sản sinh ra một trong những phong cách nấu ăn Trung Hoa nổi tiếng nhất thế giới - ẩm thực Quảng Đông.
Cảng Quảng Châu là cảng lớn nhất ở phía Nam Trung Quốc. Mỗi năm, cảng này nhận xử lý hơn 400 triệu tấn hàng hóa, trong đó bao gồm hơn 13 triệu TEU, giúp cảng biển này lọt top 10 những cảng biển lớn nhất thế giới.
Thành phố cảng Thiên Tân, Trung Quốc
Cảng Thiên Tân là cảng lớn thứ 3 của Trung Quốc, và là cảng lớn nhất tại khu vực phía bắc của nước này. Rộng đến 336km2, cảng Thiên Tân có thể kết nối với 500 cảng biển và 189 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Đặt chân tới thành phố Thiên Tân, bạn sẽ thấy sự khác biệt trong lối kiến trúc được pha trộn giữa hai nền văn hóa Trung Hoa và phương Tây, điển hình nhất là ở Ngũ Đại Đạo với hơn 2,000 biệt thự được xây dựng từ những năm 1920, 1930.
Thành phố cảng Ninh Ba, Trung Quốc
Ninh Ba là một thành phố trực thuộc tỉnh của tỉnh Chiết Giang. Ninh Ba nằm ở phía Nam vịnh Hàng Châu, nhìn ra biển Hoa Đông về phía Đông.
Ninh Ba là một thành phố cảng quan trọng cũng là động lực của nền kinh tế trên bờ biển phía đông của Trung Quốc. Ninh Ba bắt đầu thương mại nước ngoài trong thế kỷ thứ 7 và đã trở thành một điểm xuất khẩu lớn các sản phẩm điện, dệt may, thực phẩm, và các công cụ công nghiệp ở Trung Quốc ngày hôm nay.
Cảng Ninh Ba có tới 309 bến đón tàu, có khả năng kết nối với 600 cảng và 100 nước trên thế giới. Tổng năng lực khai thác qua cảng Ninh Ba lên đến 460 triệu tấn/năm và 26 triệu TEUs /năm.
Đặc khu Hồng Kông, Trung Quốc
Hồng Kông là nơi tập trung nhiều cá nhân/gia đình có giá trị tài sản ròng cực cao, đứng thứ nhất châu Á và cao hơn so với bất kỳ thành phố nào khác trên thế giới.
Hồng Kông có một cuộc sống về đêm náo nhiệt ở các quận giải trí — Lan Kwai Fong (Lan Quế Phường), Tsim Sha Tsui (Chiếm Sá Chủi), Wan Chai... Những nơi này thường được người địa phương, du khách nước ngoài viếng thăm.
Vào một ngày trời quang, Đỉnh Victoria cho khách tham quan một tầm nhìn ngoạn mục về thành phố này.
Cảng Hồng Kông nằm trên bán đảo Cửu Long ngoài khơi Biển Đông. Không hẳn là cảng biển lớn nhất thế giới được xây dựng, nhưng cảng Hồng Kông lại là cảng biển bận rộn nhất thế giới trong việc khai thác tàu ra vào cảng.
Thành phố cảng Busan, Hàn Quốc
Cảng Busan đặt tại khu vực thành phố công nghiệp Busan. Đây là cảng có kết cấu tương tự như cảng Hong Kong. Cảng Busan là cửa ngõ quan trọng cho giao thương kinh tế Hàn Quốc ra Thái Bình Dương và các nước Á – Âu.
Là thành phố lớn thứ hai tại Hàn Quốc, Busan sở hữu những bãi biển tuyệt đẹp, nhiều suối nước nóng và điểm tham quan thu hút. Đây được coi là trung tâm văn hóa của Hàn Quốc với hệ thống gần 20 trường đại học và học viện.
Bạn vừa xem qua bài viết "Top 10 thành phố cảng nổi tiếng trên thế giới". Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo các bài viết dưới đây:
- Người nước ngoài mua nhà có mê tín không?
- Văn phòng kinh doanh bất động sản được thiết kế như bảo tàng tại Trung Quốc
- 6 góc ‘1 mét vuông’ dễ bị lãng phí nhất trong căn hộ, và cách tận dụng
- 4 thời điểm lý tưởng để mua nhà giá tốt
- 5 rủi ro khi mua đất sổ chung, ở không được, bán không xong
- Cách để được duyệt vay mua nhà giữa lúc siết tín dụng bất động sản
- 5 nguyên tắc 'vàng' để đầu tư BĐS dự án không bị chôn vốn
- 8 tiêu chí quyết định thắng thua trong đầu tư bất động sản
- Mua chung cư trả góp chưa thanh toán xong có bán được không?
- 3 hình thức mua chung cư trả góp phổ biến nhất hiện nay
- Có nên mua chung cư trả góp? 5 ưu điểm so với mua trả thẳng
- 7 điều cần lưu ý để không bị thiệt thòi khi mua căn hộ chung cư
Thế Minh (TH)
- thành phố cảng