AEON Mall (Nhật Bản) là một trong những hệ thống trung tâm thương mại hàng đầu tại Việt Nam.
Nhưng tại sao cả hai đại siêu thị AEON Mall duy nhất tại TP.HCM đều tọa lạc tại khu Tây?
Điều gì đã khiến tập đoàn bán lẻ Nhật Bản lựa chọn khu vực này cho đại siêu thị đầu tiên của mình tại Việt Nam?
Đại siêu thị lãi 2.1 tỷ đồng/ngày

Có mặt ở Việt Nam từ năm 2014 với trung tâm thương mại đầu tiên là AEON Mall Tân Phú, chỉ sau 10 năm, tập đoàn bán lẻ Nhật Bản đã nhanh chóng mở rộng quy mô lên 8 đại siêu thị cùng hàng trăm điểm bán nhỏ lẻ…
Bán niên năm tài chính 2024, AEON Mall Việt Nam lãi gần 410 tỷ đồng, tương ứng mức lãi 2.1 tỷ đồng một ngày, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước.
Đại diện AEON Mall cho biết, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao nhất trong tất cả thị trường AEON Mall đang hoạt động, vượt cả quê nhà của họ là Nhật Bản.
Thế mạnh thương mại của khu Tây TP.HCM
Năm 2014, AEON Mall Tân Phú là đại siêu thị của ông trùm bán lẻ Nhật Bản đánh dấu sự xuất hiện của một siêu thị trọn gói One-Stop Shopping đầu tiên tại Việt Nam.
Chỉ hai năm sau, AEON Mall Bình Tân là đại siêu thị thứ hai của nhà bán lẻ Nhật Bản tại TP.HCM.

Vậy câu hỏi đặt ra là, tại sao AEON Mall Việt Nam lại được “thai nghén” ở khu Tây TP.HCM, chứ không phải khu vực nào khác?
Dựa trên kinh nghiệm của các nước phát triển, sự phát triển của các trung tâm thương mại có liên quan mật thiết đến ba yếu tố: GDP, dân số và tỷ lệ đô thị hóa.
Trước tiên, hãy nói về GDP
Về mối quan hệ giữa GDP và tiềm năng thương mại của một địa phương thì có thể hiểu đơn giản như sau: Khi thu nhập hàng năm của cư dân địa phương tăng lên, cuộc sống có thể coi là khá giả hơn một chút, có một khoản tiền nhàn rỗi trong tay, thì mới có đủ khả năng để chi tiêu cho việc cải thiện cuộc sống.
Nhờ sự phát triển nhanh chóng trong những năm qua qua, khu Tây nói chung và Bình Tân nói riêng là một trong những địa phương có tỷ lệ tăng trưởng GDP tốt trên cả nước.
Có thể thấy từ biểu đồ dưới đây, tăng trưởng kinh tế bình quân của Bình Tân cao hơn gấp đôi so với TP.HCM và cả nước.

Tiếp theo, hãy nói về dân số.
Nghiên cứu của Deloitte (là một trong Big4 của dịch vụ kiểm toán và tư vấn lớn nhất thế giới) cho thấy, tăng trưởng dân số chính là yếu tố then chốt thúc đẩy ngành bán lẻ phát triển.
Dân số đông tạo nên thị trường tiêu thụ lớn và đa dạng. Mật độ dân số cao còn giúp giảm chi phí tiếp cận khách hàng cho các cơ sở thương mại.
Các ông lớn trong ngành khi mở rộng hệ thống cửa hàng đều chọn các khu vực đông dân cư nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng và tối ưu hóa tiềm năng tăng trưởng.

Nhờ sự phát triển nhanh chóng trong hai thập kỷ qua, khu Tây TP.HCM là một trong những địa phương đông dân hàng đầu cả nước.
Riêng Bình Tân hiện là quận đông dân nhất TP.HCM, với khoảng 800,000 người, chiếm gần 9% dân số (tính theo số người thường trú) của thành phố.
Cùng với Bình Chánh, Tân Phú, Bình Tân có tốc độ tăng dân số nhanh. Bình quân mỗi năm, TP.HCM tăng 200.000 dân thì riêng 3 địa phương trên chiếm khoảng 60.000 người.

Tỷ lệ đô thị hóa
Tỷ lệ đô thị hóa cũng rất quan trọng đối với sự phát triển thương mại.
Đô thị hóa mang đến lối sống hiện đại, hạ tầng phát triển. Môi trường cạnh tranh ở đô thị cũng góp phần quan trọng vào việc hình thành và mở rộng các khu thương mại hiện đại, đa dạng hàng hóa dịch vụ.
Ở các khu vực có tỷ lệ đô thị hóa càng cao, người dân càng ưa chuộng mua sắm tại các điểm thương mại với không gian thoải mái, dịch vụ chuyên nghiệp.
Tỷ lệ đô thị hóa tăng lên cũng sẽ làm tăng các hoạt động của cư dân trong khu vực, ví dụ như sau giờ làm việc hoặc ngày nghỉ cuối tuần, họ sẽ phát sinh các nhu cầu về giải trí, mua sắm nhiều hơn.

Khu Tây có tốc độ đô thị hóa khá nhanh, riêng Bình Tân là một trong những quận có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất TP.HCM.
Nhờ vào vị trí địa lý thuận lợi, cũng như được sự chú trọng của thành phố nên quận Bình Tân có tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh, hầu như các phường không còn đất nông nghiệp.
Hạ tầng giao thông ngày càng thông thoáng
Ngoài ra, hạ tầng giao thông khu Tây TP.HCM cũng ngày càng nâng cấp, thuận lợi cho việc xây dựng và vận hành các cơ sở thương mại, cũng như thu hút khách hàng đến tham quan, mua sắm.
Quận Bình Tân nằm ở cửa ngõ phía tây của thành phố, có quốc lộ 1A chạy ngang qua vành ngoài của TP. Ngoài ra còn có tuyến đường Hồng Bàng và Hùng Vương đi các quận nội thành.
Đồng thời, Bình Tân còn có Bến xe Miền Tây - tâm điểm giao thương giữa TP.HCM với các tỉnh miền Tây Nam Bộ.
Ngoài ra, đi qua địa phận quận Bình Tân còn có nhiều dự án hạ tầng - giao thông quan trọng sắp được đầu tư như:
Tuyến Metro 3A (kết nối Bình Tân với Chợ Bến Thành, Quận 1)
Mở rộng đường Lý Chiêu Hoàng 18 - 20m
Cầu Bình Tiên nối Quận 6 và Quận 8 (từ đường Phạm Văn Chí, băng qua đại lộ Đông - Tây, kết nối đại lộ Nguyễn Văn Linh)
Tuyến Metro số 6 (kết nối Bình Tân với sân bay Tân Sơn Nhất)
Tuyến buýt nhanh BRT An Lạc - Rạch Chiếc (kết nối Bình Tân với KĐT Thủ Thiêm)
Tái khởi động xây cầu Tân Kỳ - Tân Quý mới
Công trình cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên đã chính thức khởi công. Trong đó đoạn đi qua Bình Tân khi hoàn thành cải tạo sẽ mang đến một bộ mặt mới cho đô thị Bình Tân.

Văn hóa giao thương lâu đời
Khu Tây TP.HCM là nơi tập trung nhiều khu thương mại, từ truyền thống đến hiện đại, thu hút đông đảo người tiêu dùng với không gian mua sắm thoải mái, đa dạng hàng hóa, dịch vụ và các hoạt động giải trí.
Nơi đây cũng là trung tâm giao thương sầm uất với đa dạng ngành nghề, từ thương mại bán lẻ, dịch vụ ăn uống, giải trí đến sản xuất, công nghiệp. Sự đa dạng này tạo nên một bức tranh kinh tế sôi động và năng động.
Một điểm đặc biệt nữa của khu Tây chính là sự ảnh hưởng đậm nét của cộng đồng người Hoa. Không khí giao thương sầm uất là minh chứng rõ ràng nhất cho điều này.
Người Hoa nổi tiếng với tinh thần kinh doanh nhạy bén, coi trọng chữ tín và mối quan hệ làm ăn. Chính văn hóa kinh doanh này đã góp phần tạo nên nét đặc sắc riêng cho khu Tây, khiến nơi đây trở thành một trung tâm giao thương sôi động và đầy sức hút.

Khu Tây thiếu gì?
Mặc dù sở hữu một bức tranh thương mại sôi động và đa dạng, khu Tây TP.HCM vẫn còn tồn tại một khoảng trống nhất định trong phân khúc bất động sản thương mại cao cấp.
Nhu cầu về những không gian thương mại hiện đại, tích hợp đa chức năng, đáp ứng lối sống năng động và tiêu chuẩn quốc tế ngày càng gia tăng, nhưng nguồn cung vẫn chưa thực sự đáp ứng được.
Chính khoảng trống này mở ra cơ hội đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư có tầm nhìn chiến lược.
Việc phát triển các dự án bất động sản thương mại cao cấp, đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường, không chỉ mang lại lợi nhuận hấp dẫn mà còn góp phần nâng tầm diện mạo đô thị, thu hút đầu tư và thúc đẩy phát triển kinh tế khu Tây TP.HCM.
Đây là thời điểm vàng cho những nhà đầu tư nhạy bén, dám nghĩ dám làm, tiên phong kiến tạo những công trình mang tính biểu tượng, định hình xu hướng sống mới cho khu Tây TP.HCM.
Bạn vừa xem qua bài viết "Vì sao cả 2 đại siêu thị AEON Mall đều đặt tại Khu Tây TP.HCM?". Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo các bài viết dưới đây:
- Vợ Jack Ma chi 37 triệu USD mua 3 căn shophouse Singapore
- Bình Tân: Hấp lực phát triển bền vững tại trái tim giao thương của khu Tây
- Tiến độ xây dựng dự án The Sholi Bình Tân
- Nâng cấp Tiêu dùng đã dẫn đến nhu cầu nâng cấp Không gian như thế nào?
- Hé lộ hình ảnh Nhà điều hành dự án nhà phố thương mại the Sholi
- The Sholi: Ra cửa thấy Thịnh vượng, Về nhà thấy Bình an
- The Sholi: Phát triển theo vị trí, tùy chỉnh theo con người
- Thế nào là một không gian sống an toàn cho người lớn tuổi và trẻ nhỏ?
- Logic kinh doanh shophouse: Dòng người tạo ra Dòng tiền
- Bí ẩn dãy nhà phố trăm năm thịnh vượng bên hông chợ Bình Tây
- Đây là thời cơ của bất động sản đa công năng!
- Gucci, Chanel và các thương hiệu xa xỉ khác chi mạnh tay vào bất động sản
- Nhà phố thương mại có đáng mua không? Sau 10 năm sinh sống, đây là cảm xúc thật của tôi.
Nguyên Phương
khu Tây TP.HCM
Bình Tân
bất động sản thương mại
the Sholi