Phát triển kinh tế tất nhiên phải dựa vào con người. Con người là nền tảng của mọi sự phát triển.
Một khu vực, chỉ khi có lực lượng lao động chất lượng liên tục đổ về thì kinh tế mới có sức bật phát triển sau này.
Quận Bình Tân có dân số tăng từ 254,000 người năm 2003 lên hơn 800,000 dân sau 20 năm, sắp tới mỗi năm tăng 25,000 người.
Đây hiện là quận đông dân nhất TP.HCM, chiếm gần 9% dân số (tính theo số người thường trú) của thành phố.
Như vậy, có thể thấy, Bình Tân, cho dù xét về số lượng dân số hay khả năng thu hút dân số, đều vượt xa nhiều quận huyện khác.
Đó là nhờ vào 2 lợi thế hiện hữu của quận:
Lợi thế cứng: vị trí giao điểm và khu công nghiệp
Lợi thế mềm: văn hóa giao thương
Lợi thế cứng về vị trí địa lý và khu công nghiệp bổ trợ cho nhau
Sở hữu vị trí chiến lược ngay cửa ngõ phía Tây Sài Gòn, Bình Tân là đầu mối giao thông huyết mạch, phát triển thương mại - dịch vụ, kết nối thành phố với các tỉnh Tây Nam bộ.
Trong nhiều năm qua, nơi đây đã có cuộc “thoát xác” ngoạn mục với sự phát triển của các công trình giao thông trọng điểm và hàng loạt chính sách quy hoạch đô thị chỉn chu của TP.HCM.
Các tuyến đường lớn được thiết lập và nâng cấp tạo nên một hành lang di chuyển thông thoáng cho Bình Tân, bao gồm:
Đại lộ Võ Văn Kiệt
Đường Kinh Dương Vương
Đường Hồng Bàng
Đường Tên Lửa
Cao tốc TP.HCM – Trung Lương,…

Trong tương lai, đây cũng là khu vực trọng điểm đón nhận hàng nghìn tỷ đồng để phát triển hạ tầng như:
Xây dựng tuyến đường Vành Đai Trong
Mở rộng đường Tỉnh Lộ 10
Nâng cấp – mở rộng tuyến đường An Dương Vương – Phan Anh – Bình Long – Hương Lộ 3,…
Hạ tầng đô thị đi trước đã mở đường cho bức tranh công nghiệp – dịch vụ tại Bình Tân khởi sắc mạnh mẽ, quy tụ hàng loạt KCN quy mô lớn và tiện ích hiện đại như:
Khu công nghiệp Pouyuen (58ha) với 100% vốn đầu tư nước ngoài.
Hai khu công nghiệp trọng điểm:
Khu công nghiệp Tân Tạo (442ha): Thu hút gần 300 doanh nghiệp trong và ngoài nước, nằm trong top 10 KCN lớn nhất TP.HCM.
Khu công nghiệp Vĩnh Lộc (207ha): Thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư nước ngoài, tạo việc làm cho khoảng 23,000 lao động, tỷ lệ lấp đầy đạt 99%.
Sự phát triển của Bình Tân, ngoài các lợi thế cứng về vị trí, giao thông và khu công nghiệp, còn được hỗ trợ bởi…
Lợi thế mềm về Giao thương
Nhờ lợi thế cứng về vị trí giao điểm và khu công nghiệp, Bình Tân vô hình trung cũng trở thành một mắt xích quan trọng trong giao thương giữa TP.HCM và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Trong đó, Khu Tên Lửa tại Bình Tân, được ví như "Phú Mỹ Hưng thứ hai", nổi lên như một điểm sáng sầm uất nhất Bình Tân.
Với vị trí đắc địa, hệ thống đường sá thông thoáng, tiện ích đa dạng và liền kề đại siêu thị Aeon Mall Bình Tân, Khu Tên Lửa đang thu hút sự quan tâm lớn từ người mua nhà và nhà đầu tư.


Vừa qua, UBND quận Bình Tân cũng đã ra mắt “Phố Thương mại - Dịch vụ” giai đoạn 2 tại đường Vành Đai Trong, thuộc hai phường An Lạc A và Bình Trị Đông B, sau thành công ở giai đoạn 1 tại đường Vành Đai Trong.
Quận Bình Tân có 3 khu công nghiệp và 58,537 đơn vị sản xuất kinh doanh, trong đó 27,845 doanh nghiệp và 30,692 hộ kinh doanh. Quận có 11 chợ truyền thống, 12 siêu thị, 216 cửa hàng tiện ích.
Đặc biệt, không thể không nhắc đến vai trò then chốt của Bến xe Miền Tây, "cánh tay trái" đắc lực kết nối TP.HCM với Đồng bằng sông Cửu Long.
Với hàng trăm tuyến xe và hàng nghìn lượt khách mỗi ngày, Bến xe Miền Tây là điểm trung chuyển quan trọng cho cả hành khách và hàng hóa.
Tất cả những yếu tố này đã tạo nên một Bình Tân sôi động, giàu tiềm năng và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của khu vực.
Thị trường bất động sản Bình Tân: Phát triển bền vững

Là trái tim giao thương của khu Tây, Bình Tân được đông đảo thương lái và lao động chuyên môn chọn làm nơi an cư và khởi nghiệp.
Bình Tân nổi bật trên thị trường bất động sản không phải bởi sự bùng nổ nóng sốt nhất thời, mà bởi sự phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu thực tế. Nguồn cung mới tại đây được kiểm soát chặt chẽ, tập trung vào căn hộ và nhà phố, với tỷ lệ hấp thụ ấn tượng từ 80-90%.
Điển hình là các dự án căn hộ như Akari City, Stella En Tropic, The Privia. Phân khúc nhà phố, tuy khan hiếm hơn, cũng ghi nhận tỷ lệ giao dịch trên 90% ở các dự án như Central House, Levata Bùi Tư Đoàn.
Đáng chú ý, sản phẩm nhà phố thương mại tại Bình Tân có nguồn cung “nhỏ giọt”, dù nhu cầu kinh doanh kết hợp nhà ở tại đây rất cao.

Theo Savills, bất động sản liền kề tại Bình Tân mang lại tỷ suất lợi nhuận đáng kể, tăng trưởng 20-25% mỗi năm. Thậm chí, thị trường thứ cấp có thể đạt mức tăng trưởng lên đến 40-50% hàng năm, bất chấp những biến động ngắn hạn.
Bên cạnh tiềm năng tăng giá, Bình Tân còn thu hút nhà đầu tư và người mua ở thực bởi giá nhà phố thương mại "phải chăng" và quy hoạch hạ tầng bài bản. Trong khi nhà phố khu Đông có giá từ 25-30 tỷ đồng/căn, thì tại Bình Tân, mức giá chỉ từ 16-17 tỷ đồng/căn, tạo nên sức hút khó cưỡng.
Bạn vừa xem qua bài viết "Bình Tân: Hấp lực phát triển bền vững tại trái tim giao thương của khu Tây". Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo các bài viết dưới đây:
- Vợ Jack Ma chi 37 triệu USD mua 3 căn shophouse Singapore
- Tiến độ xây dựng dự án The Sholi Bình Tân
- Nâng cấp Tiêu dùng đã dẫn đến nhu cầu nâng cấp Không gian như thế nào?
- Hé lộ hình ảnh Nhà điều hành dự án nhà phố thương mại the Sholi
- The Sholi: Ra cửa thấy Thịnh vượng, Về nhà thấy Bình an
- The Sholi: Phát triển theo vị trí, tùy chỉnh theo con người
- Thế nào là một không gian sống an toàn cho người lớn tuổi và trẻ nhỏ?
- Logic kinh doanh shophouse: Dòng người tạo ra Dòng tiền
- Bí ẩn dãy nhà phố trăm năm thịnh vượng bên hông chợ Bình Tây
- Đây là thời cơ của bất động sản đa công năng!
- Gucci, Chanel và các thương hiệu xa xỉ khác chi mạnh tay vào bất động sản
- Nhà phố thương mại có đáng mua không? Sau 10 năm sinh sống, đây là cảm xúc thật của tôi.
Thế Minh
Bình Tân
the sholi
khu Tây