1. Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất (có người làm chứng)
2. Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán căn hộ chung cư
3. Mẫu biên bản giao nhận tiền đặt cọc mua bán nhà đất
4. Ý nghĩa của hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất
Các giao dịch mua bán đất đai thường là những giao dịch có giá trị lớn nên việc xác lập hợp đồng đặt cọc mang ý nghĩa quan trọng, trong đó bên bán cam kết giữ lại phần đất (tài sản trên đất) hoặc căn hộ để bán cho bên mua, bên mua cam kết sẽ mua nhà đất này với các nội dung trong hợp đồng đã ký kết. Bên nào vi phạm nghĩa vụ sẽ bị phạt cọc theo quy định của Bộ Luật dân sự năm 2015, cụ thể:
- Nếu bên bán không bán cho bên mua sẽ bị phạt bằng 100% giá trị tiền đã nhận cọc;
- Nếu bên mua không mua thì sẽ bị mất tiền đặt cọc này cho bên bán.
5. Lưu ý khi soạn thảo và ký kết hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất
Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất cần quy định rõ về thời hạn
Cả bên bán và bên mua cần xác định rõ trong bao lâu thì kết thúc thời hạn hợp đồng đặt cọc này để tiến hành thủ tục ký hợp đồng mua bán nhà đất tại văn phòng công chứng. Không nên quy định chung chung khoảng thời gian mà phải quy định cụ thể về mốc thời gian cuối cùng mà các bên phải thực hiện việc chuyển giao quyền sử dụng đất , quyền sở hữu tài sản trên đất.
Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất cần xác định rõ người nhận tiền cọc là người có quyền hợp pháp với tài sản
Việc đồng sở hữu tài sản đất đai cũng rất phổ biến tại Việt Nam, vì thế khi ký hợp đồng đặt cọc, bên nhận cọc phải gồm đầy đủ những người đồng sở hữu của tài sản đó để tránh những tranh chấp về sau.
6. Lưu ý khi đặt cọc mua bán nhà đất
Khi đặt cọc mua bán nhà đất, cần lưu ý: Mức phạt cọc
Trong vấn đề phạt cọc, các trường hợp tranh chấp thường gặp là:
- Bên bán có lỗi nhưng không chịu trả lại tiền cọc cho bên mua
- Bên mua không nhận được tiền phạt cọc theo thỏa thuận đặt cọc dù bên bán đơn phương chấm dứt hợp đồng, không muốn bán nhà đất nữa
- Bên mua có lỗi nhưng đòi lại tiền đặt cọc, thậm chí tìm đủ lý do để phạt ngược bên bán,…
Mức phạt cọc sẽ được ghi rõ trong hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất. Thông thường mức phạt cọc sẽ bằng số tiền đặt cọc, đôi khi sẽ x2 hoặc x3 tuỳ theo thoả thuận của các bên.
Khi đặt cọc mua bán nhà đất, cần lưu ý: Quyền và nghĩa vụ giữa các bên
Trong hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất, các bên được đảm bảo quyền lợi và đồng thời phải thực hiện nghĩa vụ của mình để tránh xảy ra tranh chấp.
Khi đặt cọc mua bán nhà đất, cần lưu ý: Điều kiện chuyển nhượng nhà đất
Theo quy định tại Điều 188 Luật đất đai 2013, đất phải đáp ứng những điều kiện cụ thể như sau mới được phép chuyển nhượng: Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Đất không có tranh chấp; Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; Đất còn trong thời hạn sử dụng
Khi đặt cọc mua bán nhà đất, cần lưu ý: Đã nhận tiền cọc thì không có quyền bán đất
Nếu bên bán đã nhận tiền cọc của bên mua nhưng người đồng sở hữu tài sản với bên mua vẫn thực hiện một giao dịch mua bán với một bên khác thì sẽ dẫn đến tranh chấp và phải bồi thường cho bên đã đặt cọc.
Bạn vừa xem qua bài viết "Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất". Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo các bài viết dưới đây:
- Phí môi giới nhà đất là bao nhiêu? Ai sẽ trả phí này?
- 9 trang web đăng tin bán nhà miễn phí, hiệu quả
- Lợi ích khi Bán nhà thông qua môi giới thay vì tự bán
- Mẫu hợp đồng môi giới nhà đất
- 9 trường hợp không được bán nhà
- Tiền đặt cọc thuê nhà bao nhiêu? Có lấy lại được không?
- 6 lý do 'tế nhị' khiến giá nhà không thể giảm sâu
- Ngày nay môi giới nhiều quá, làm sao để tôi biết ai là môi giới đáng tin cậy?
- Danh sách căn hộ Quận 2 cho thuê dưới 6 triệu/tháng
- Danh sách căn hộ Quận 2 giá bán dưới 2 tỷ
- Hướng dẫn thuê nhà Quận 2 theo từng mức ngân sách
- Tất tần tật mọi điều cần biết trước khi mua chung cư trả góp
- Lãi suất thả nổi khi vay tiền mua nhà là gì? Cần làm gì để tránh rủi ro?
Mẫn Nghi (TH)
- hợp đồng mua nhà
- hợp đồng đặt cọc
- bán nhà