Phân tíchĐầu tư

Cao tốc Bến Lức - Long Thành: Phương thuốc 'chữa lành' cho giao thông Cát Lái

Tuy nằm khá xa nhưng tác động của cao tốc Bến Lức - Long Thành lên Cát Lái là không nhỏ.

cao-toc-ben-luc-long-thanh
avatar

Thu Võ

16/04/2024

Khi bàn đến giải pháp cho vấn đề ùn tắc của Cát Lái, người ta thường nghĩ về xây cầu Cát Lái, hoàn thành nút giao Mỹ Thủy, mở rộng đường Nguyễn Thị Định,...

Đó đều là những "phương thuốc" trực tiếp, dễ dàng nhận thấy. Nhưng tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành, với khối lượng thi công đạt gần 80%, cũng là một phương thuốc hiệu quả nhưng ít người nghĩ đến.

Quá tải nút giao Mỹ Thủy

cao-toc-ben-luc-long-thanh-09
Kẹt xe trên cầu Phú Mỹ, hướng vào nút giao Mỹ Thủy.

Tuyến đường cầu Phú Mỹ - đường Võ Chí Công - nút giao Mỹ Thủy thường xuyên gặp ùn tắc giao thông bởi có khoảng 20,000 xe ra vào khu cảng Cát Lái mỗi ngày.

Trong đó, có nhiều phương tiện, đặc biệt là container, đi từ các tỉnh miền Tây, Tây Ninh dồn vào từ đại lộ Nguyễn Văn Linh để quá cảnh lên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đi Đồng Nai.

Không những thế, đa số các phương tiện từ khu Nam Sài Gòn muốn đi về các tỉnh miền Đông Nam bộ cũng thường chạy lên cầu Phú Mỹ, đi qua nút giao Mỹ Thủy, lại tiếp tục làm gia tăng áp lực giao thông lên khu vực này.

Cao tốc Bến Lức - Long Thành giúp giảm tải nút giao Mỹ Thủy

cao-toc-ben-luc-long-thanh-06
Cao tốc Bến Lức - Long Thành sẽ giúp giảm lượng lớn container đi qua Cát Lái.

Một khi cao tốc Bến Lức - Long Thành thông xe, từ miền Tây, luồng xe chở lúa gạo, hoa củ quả... có thể rẽ vào cao tốc tại huyện Bến Lức để "bon bon" đến các khu vực kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ như Khu công nghiệp Hiệp Phước, Khu công nghiệp Nhơn Trạch, sân bay Long Thành…

Tương tự, người dân tại Nam Sài Gòn muốn đi các tỉnh miền Đông cũng không phải đi đường vòng qua Cát Lái, mà có thể trực tiếp lên cao tốc Bến Lức - Long Thành rồi một đường tiến tới.

Nhờ đó, nút giao Mỹ Thủy sẽ giảm được nhiều giao cắt giữa các phương tiện trên đường Võ Chí Công và đường Nguyễn Thị Định, giúp giao thông trơn tru hơn, an toàn hơn.

cao-toc-ben-luc-long-thanh-vanh-dai-3
Cao tốc Bến Lức - Long Thành còn tạo động lực để doanh nghiệp vận tải chuyển hàng về cảng Cái Mép - Thị Vải thay vì cảng Cát Lái.

Thêm vào đó, trong tương lai gần, khi Vành đai 3 cùng đường nối trực tiếp từ cảng Cát Lái hoàn thành, kết hợp với tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành, dòng xe container có thể lưu thông trơn tru trên một "vòng tròn" khép kín mà không cần di chuyển ra khu vực dân sinh của Cát Lái.

Lúc ấy, chắc hẳn giá trị nhà đất Cát Lái sẽ tăng phi mã!

Hiện nay, tại Cát Lái đang mở bán khu căn hộ cao cấp Salto Residence, dự kiến bàn giao vào năm 2024. Trong khi đó:

  • Cao tốc Bến Lức - Long Thành: Dự kiến hoàn thành vào năm 2025, theo thông tin cập nhật mới nhất tháng 8/2022
  • Vành đai 3: Dự kiến hoàn thành vào năm 2026, theo ấn định của Chính phủ

Vậy, nếu những ai có xu hướng đầu tư dài hạn theo các công trình hạ tầng -  giao thông thì dự án Salto Residence là một lựa chọn rất đáng để cân nhắc.

Thông tin cần biết về cao tốc Bến Lức - Long Thành

cao-toc-ben-luc-long-thanh-05
Đến nay, cao tốc Bến Lức - Long Thành đã thi công gần 80% khối lượng.

Cao tốc Bến Lức - Long Thành dài 57.09 km; nối huyện Bến Lức, tỉnh Long An với huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

Trong đó, cao tốc Bến Lức - Long Thành chia làm các đoạn:

  • 4.89 km chiều dài đi qua tỉnh Long An gồm hai huyện Bến Lức và Cần Giuộc

  • 24.92km chiều dài đi qua TP.HCM gồm huyện Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ,

  • 27.28km chiều dài đi qua tỉnh Đồng Nai gồm hai huyện Nhơn Trạch và Long Thành

cao-toc-ben-luc-long-thanh-03_2
Cao tốc Bến Lức - Long Thành có 4 làn xe chạy và 2 làn dừng khẩn cấp, vận tốc 120 km/h.

Khi hoàn thành, cao tốc Bến Lức - Long Thành sẽ giúp giao thông liên vùng miền Tây và vùng Đông Nam Bộ không cần quá cảnh qua TP.HCM.

Đồng thời, dự án cũng góp phần làm giảm áp lực giao thông trên Quốc lộ 1, Quốc lộ 51 và rút ngắn thời gian đi từ Long An đến TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Tiến độ dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành

Toàn dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành đã đạt gần 80% khối lượng nhưng ngưng từ 2019 và thi công lại trong quý 3 năm nay.

Có 2 hạng mục quan trọng nhất của tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành là cầu Bình Khánh và cầu Phước Khánh được xây dựng theo kiểu dây văng.

cao-toc-ben-luc-long-thanh-03_2
Cầu Bình Khánh thuộc cao tốc Bến Lức - Long Thành.

Cầu Bình Khánh bắc qua sông Soài Rạp nối huyện Nhà Bè và Cần Giờ (TP.HCM), khởi công tháng 8/2015, hiện vẫn chưa được hợp long.

cao-toc-ben-luc-long-thanh-01_2
Cầu Phước Khánh thuộc cao tốc Bến Lức - Long Thành.

Cầu Phước Khánh được khởi công cùng thời điểm, dài 3.1km, nhịp chính dài, bắc qua sông Lòng Tàu nối huyện Cần Giờ (TP.HCM) và huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai).

Vì nhiều khó khăn phát sinh, nhà thầu tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành vừa kiến nghị gia hạn thời gian hoàn thành dự án đến quý 3/2025 thay vì vào cuối 2023 như kế hoạch đã được duyệt.

Trong bối cảnh dự án vành đai 3 TP.HCM giai đoạn 1 đã được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư, việc đẩy nhanh tiến độ cao tốc Bến Lức - Long Thành rất cần thiết.

Do cao tốc Bến Lức - Long Thành có một đoạn dài khoảng 38km (từ nút giao cao tốc TP.HCM - Trung Lương đến đoạn nút giao vành đai 3 TP.HCM tại huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai) sẽ kết hợp cùng đường vành đai 3 TP.HCM tạo thành một vòng tròn khép kín hoàn chỉnh.

Bạn vừa xem qua bài viết "​Cao tốc Bến Lức - Long Thành: "Phương thuốc" gián tiếp cho giao thông Cát Lái". Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo các bài viết dưới đây:​

Thu Võ

  • tag cao tốc bến lức - long thành
  • tag cát lái
  • tag nút giao mỹ thủy

Đọc nhiều

Bài viết liên quan