Tin tức

5 cách thay thế sau khi bỏ sổ hộ khẩu giấy từ 1/1/2023

Người dân sử dụng giấy tờ nào thay thế khi sổ hộ khẩu hết giá trị vào ngày 31/12/2022?

bo-so-ho-khau-giay
avatar

An Khuê

21/12/2022

Từ ngày 1/1/2023, nước ta sẽ chính thức bỏ sổ hộ khẩu giấy. Thay vào đó, các cơ quan chức năng sẽ quản lý thông tin cư trú của người dân bằng phương thức điện tử hay thường gọi là sổ hộ khẩu điện tử.

Sau khi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú bị thu hồi hoặc hết hiệu lực, người dân có thể sử dụng 5 phương thức sau:

1. Dùng thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử

Căn cước công dân (CCCD) gắn chíp điện tử đã được tích hợp các thông tin về nhận dạng hoặc lai lịch của công dân. Đây có thể là phương tiện giúp cho công dân có thể chứng nhận được thông tin về cư trú, được thực hiện bằng một trong hai cách:

  • Sử dụng thiết bị đọc mã QR có trên thẻ CCCD gắn chíp: Mỗi công dân đều có một mã QR riêng được hiển thị trên thẻ CCCD gắn chíp. Cơ quan có thẩm quyền sử dụng thiết bị đọc mã này đề kiểm tra các thông tin của công dân gồm có: số thẻ CCCD, số chứng minh thư, giới tính, họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi đăng ký thường trú và ngày cấp căn cước.
  • Sử dụng thiết bị đọc chip:  Ngoài các nội dung hiểu thị như khi đọc QR code, thông qua đọc chíp có thể cung cấp thêm các thông tin như: tên cha mẹ, vợ hoặc chồng, ảnh chân dung cùng đặc điểm nhận dạng, vân tay.
bo-so-ho-khau-giay-1
CCCD gắn chip tổng hợp được tất cả thông tin nhận dạng và lai lịch của công dân.

2. Dùng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

Khi thực hiện các giao dịch dân sự hoặc thủ tục hành chính, bạn có thể khai thác thông tin từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo các bước:

  • Truy cập website https://dichvucong.dancuquocgia.gov.vn
  • Đăng nhập vào tài khoản
  • Nhấn vào phần “thông tin công dân”, sau đó nhập họ tên, số định danh cá nhân/số căn cước công dân, ngày sinh, số điện thoại rồi ấn ô “tìm kiếm”
  • Các thông tin của cá nhân sẽ được hiển thị

3. Sử dụng ứng dụng VNeID

Hiện nay, việc cài đặt và sử dụng ứng dụng này trên thiết bị di động đang được phổ biến trong cộng đồng cư dân, được các cơ quan công an tiến hành tại tất cả các địa phương. Công dân có thể tự thực hiện hoặc có thể đến công an xã, phường để được hướng dẫn.

Sau khi kích hoạt, các thông tin của công dân sẽ được hiển thị trên ứng dụng và được sử dụng khi có nhu cầu giải quyết các thủ tục hành chính.

bo-so-ho-khau-giay-3
Ứng dụng VNeID tích hợp thông tin cư dân trên nền tảng online.

4. Dùng giấy xác nhận thông tin về cư trú

Các thủ tục cần đến loại giấy tờ này đã được quy định rõ tại Khoản 2, Điều 26 của Thông tư 55/2021/TT-BCA. Giấy xác nhận thông tin về cư trú sẽ cung cấp thông tin về các nội dung như: hình thức đăng ký cư trú, địa điểm cũng như thời gian cư trú.

Khi thực hiện một số giao dịch mà cần phải có giấy xác nhận thông tin về cư trú, bạn có thể xin giấy này bằng hai cách:

  • Theo cách trực tiếp: Đến bất kỳ một cơ quan đăng ký cư trú nào, kể cả đó không phải là nơi bạn đăng ký cư trú để xin giấy xác nhận.
  • Theo cách trực tuyến: Đăng nhập và gửi yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú qua một trong các địa chỉ như: Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công của Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú.

Sau khi thực hiện một trong hai cách này, trong thời gian 03 ngày làm việc, bạn sẽ được cơ quan có thẩm quyền gửi xác nhận bằng văn bản giấy hoặc văn bản điện tử.

bo-so-ho-khau-giay-4
Mẫu Giấy xác nhận thông tin về cư trú

5. Dùng thông báo số định danh cá nhân

Bạn có thể yêu cầu Công an cấp xã/phường nơi thường trú cung cấp văn bản này để chứng minh thông tin cá nhân.

Các thông tin trên thông báo số định danh cá nhân gồm: Họ, chữ đệm và tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; nơi đăng ký khai sinh; tình trạng hôn nhân; nhóm máu...

Bạn vừa xem qua bài viết "5 cách thay thế sau khi bỏ sổ hộ khẩu giấy từ 1/1/2023". Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo các bài viết dưới đây:​

An Khuê (TH)

  • tag bỏ sổ hộ khẩu giấy
  • tag sổ hộ khẩu

Đọc nhiều

Bài viết liên quan