Phân tíchĐầu tư

Mua nhà 2023: Chờ lãi suất giảm hay trú ẩn lạm phát?

Nhiều tin tức tài chính từ Việt Nam đến thế giới vừa qua khiến người ta phải nhắc lại khả năng chống lạm phát của bất động sản.

bat-dong-san-chong-lam-phat
avatar

Nguyên Phương

14/03/2023

Lãi suất ngân hàng neo cao dẫn đến không biết bao nhiêu là khó khăn cho thị trường bất động sản thời gian qua và cũng khiến nhiều người trì hoãn việc mua nhà.

Tuy nhiên, một năm trôi qua, cộng thêm nhiều sự kiện tài chính trong nước và thế giới, một xu hướng ngược lại đang âm thầm xuất hiện.

bat-dong-san-chong-lam-phat-06
Vụ phá sản của ngân hàng SVB gây hoang mang trong giới ngân hàng.

Đầu Tuần, Giới Đầu Tư Toàn Cầu Tìm Kênh Trú Ẩn

Nhiều người mua có sẵn tiền mặt đánh giá cao khả năng trú ẩn lạm phát của bất động sản trong thời điểm hiện tại.

Có lẽ, bóng ma lạm phát vẫn luôn đáng sợ dù ở thời kỳ nào.

Cho đến nay, bức tranh tài chính toàn cầu nhìn chung vẫn khá ảm đạm.

  • Căng thẳng trong lĩnh vực ngân hàng ở Mỹ khi ngân hàng SVB phá sản, gây hiệu ứng tâm lý xấu đến thị trường tài chính toàn cầu.

  • Giá vàng tăng, trong thứ Hai vừa qua, cả trong nước và thế giới, phản ánh tâm lý lo ngại của giới đầu tư.

  • Lạm phát toàn phần tháng 2 tại Việt Nam ở mức 4,3% so với cùng kỳ 2022, được giới phân tích đánh giá là cần "cẩn trọng".

  • NHNN đã bơm ròng vào hệ thống 16.124 tỷ đồng trong ngày hôm qua, đánh dấu phiên bơm thanh khoản mạnh nhất kể từ phiên 2/2.

Để trú ẩn tài chính, trong khi nhà đầu tư Mỹ thường rót mạnh tiền vào vàng và trái phiếu kho bạc Mỹ thì người Việt Nam nói riêng và người Á Đông nói chung sẽ nghĩ đến bất động sản trước nhất.

bat-dong-san-chong-lam-phat-04
"Cất" tiền vào bất động sản không phải tập trung theo dõi như chứng khoán, tiền số. Cũng không rớt giá bất ngờ như mua vàng.

Với nhà đầu tư, bất động sản là một kênh giữ tiền an toàn và thảnh thơi.

Với người mua ở, thì còn hơn thế. Rõ ràng có được quyền sở hữu nhà đất là một khoản chi tiêu tốn kém nhất nhưng vô cùng đáng giá, cả về vật chất và tinh thần.

Tài sản của bạn, lúc này là căn nhà, vẫn tiếp tục gia tăng giá trị theo thời gian.

bat-dong-san-chong-lam-phat-07
Trong khi chi phí chỗ ở giờ đã ổn định, không còn phải lo lắng chủ nhà tăng giá khi hết hợp đồng, gia đình an tâm, cuộc sống hạnh phúc.

Lịch Sử Chứng Minh Khả Năng Chống Lạm Phát Của Bất Động Sản

Bất động sản nhà ở luôn được xem như một hàng rào chống lạm phát hiệu quả gần trăm năm qua.

Thị trường bất động sản Việt Nam chỉ mới cải cách từ những năm 90 nên ta hãy xem ví dụ về thị trường bất động sản Mỹ:

Lịch sử cho thấy giá trị bất động sản nhà ở có xu hướng vượt trội so với các khoản đầu tư khác trong thời kỳ lạm phát và tăng trước lạm phát.

Trong thời kỳ lạm phát đình trệ vào những năm 1970 và 1980. Mặc dù lạm phát từ năm 1970 đến năm 1990 trung bình ở mức khủng khiếp 6,2%/năm và đôi khi tăng trên mức 10%, thì giá trị nhà ở vẫn tăng trung bình 8,7% một năm trong suốt thời kỳ 20 năm.

Về lâu dài, việc tăng tiền thuê nhà cũng “cùng pha” với lạm phát. Thậm chí, tiền thuê nhà đô thị còn tăng nhanh hơn lạm phát qua các năm.

Hình ảnh bên dưới cho thấy chỉ số tỷ lệ lạm phát chung và giá thuê nhà của Mỹ qua các năm. Không khó để thấy rằng tốc độ tăng trưởng của cả hai về cơ bản là giống nhau trong suốt hơn 50 năm.

bat-dong-san-chong-lam-phat-01
Biểu đồ chỉ số tỷ lệ lạm phát chung và giá thuê nhà của Mỹ từ năm 1960 - 2016.

Dữ liệu ở Nhật Bản, Liên minh Châu Âu và Trung Quốc cũng đều ủng hộ quy tắc này. Và ở Việt Nam cũng không ngoại lệ.

Hạ Thấp Nhu Cầu Để Bảo Toàn Tài Sản 

Trước tình hình đó, người mua có sẵn tiền mặt sẽ ngày càng cố gắng tận dụng hàng rào chống lại lạm phát này, bất chấp lãi suất thế chấp vẫn neo cao.

Tuy nhiên, nếu tài chính chưa đủ 100% để mua được bất động sản như ý thì sao?

Thay vì đứng nhìn tích lũy của mình mất giá theo thời gian, người ta đơn giản sẽ đánh đổi.

Nhiều người mua sẽ tìm đến những căn nhà nhỏ hơn, thiết kế bình dân hơn hoặc một miếng đất ở vị trí xa trung tâm hơn như khu vực nội thành ven đô Quận 8 hay đất vàng chờ hạ tầng như Cát Lái,...

Bằng cách này, người mua vẫn có thể bảo toàn tài sản trước lạm phát mà không cần chịu áp lực tài chính quá lớn, hay phải lạm dụng “đòn bẩy” vay ngân hàng.

bat-dong-san-chong-lam-phat-09
Giá nhà đất trung tâm quá đắt đỏ, để "cất tiền" người ta thường lựa chọn nhà đất vùng ven, ngoại thành.

Nhiều chuyên gia trên thế giới tin rằng xu hướng mua bất động sản để trú ẩn lạm phát có thể lấn át áp lực lãi suất thế chấp neo tăng.

Lạm phát càng kéo dài, xu hướng mua nhà đất "cất tiền" sẽ càng trở nên mạnh mẽ, và nó cũng giúp giảm thiểu những khó khăn của thị trường bất động sản nhà ở hiện tại.

Trú Ẩn Lạm Phát Nhưng Cần Lưu Ý!

Tuy bất động sản là “vũ khí” chống lạm phát hiệu quả hàng đầu, nhưng người mua vẫn cần lưu ý:

  • Bất động sản là loại sản phẩm có tính thanh khoản thấp. Nói một cách dễ hiểu, bạn cần xác định số tiền dành mua bất động sản là số tiền mà bạn chưa cần chuyển thành tiền mặt thật gấp.

  • Dù phải hạ thấp tiêu chuẩn để mua bất động sản nhưng bạn cũng không nên mua ở những vùng quá hoang vắng, thiếu hạ tầng. Trừ khi bạn sẵn sàng “chôn vốn” hàng chục năm.

  • Nếu xác định mua bất động sản để trú ẩn thì nên tránh vay ngân hàng, hoặc vay ít nhất có thể. Nếu không, giá trị gia tăng thu được từ bất động sản sẽ bị tiền lãi ngân hàng cuốn đi mất!

Chúc bạn bảo toàn tài sản qua lạm phát!

Bạn vừa xem qua bài viết "​Mua nhà 2023: Chờ lãi suất giảm hay trú ẩn lạm phát?". Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo các bài viết dưới đây:

Nguyên Phương

  • tag lạm phát
  • tag trú ẩn lạm phát
  • tag đầu tư bất động sản

Đọc nhiều

Bài viết liên quan