1. Vị trí chùa Huệ Nghiêm Bình Tân
Phật học viện Huệ Nghiêm hay chùa Huệ Nghiêm tọa lạc tại số 220/110/1 Đỗ Năng Tế, Khu phố 2, Phường An Lạc A, Quận Bình Tân, TPHCM.
Chùa Huệ Nghiêm là ngôi tự viện đầu tiên xây dựng giới đàn truyền giới luật Phật giáo trong lịch sử hơn 2000 năm truyền thừa của Phật giáo Việt Nam.
2. Đường đi đến chùa Huệ Nghiêm Bình Tân
Di chuyển đến chùa Huệ Nghiêm Bình Tân bằng xe máy, ô tô khi xuất phát từ trung tâm Quận 1:
- Đi dọc đường Lê Lai hướng về Quận Bình Tân
- Rẽ phải vào Cống Quỳnh
- Rẽ trái vào Nguyễn Thị Minh Khai
- Tại Ngã sáu Cộng Hòa, đi vào đường Hùng Vương
- Đi thẳng Hùng Vương vào Hồng Bàng
- Rẽ phải vào Đỗ Năng Tế
- Đi Đỗ Năng Tế khoảng 300m sẽ đến chùa Huệ Nghiêm Bình Tân
Di chuyển đến chùa Huệ Nghiêm Bình Tân bằng xe bus: số 1, 11-9 và 10. Các bến xe bus cách cổng chùa tầm 3 phút đi bộ.
3. Lịch sử hình thành chùa Huệ Nghiêm Bình Tân
Chùa Huệ Nghiêm Bình Tân được khai sáng và khởi công vào ngày 11 tháng 11 năm 1962 bởi Hòa thượng Thích Thiện Hoà – một danh tăng lỗi lạc của Phật giáo Việt Nam về các lĩnh vực truyền giới, kiến thiết và trước tác.
Kiến trúc của ngôi chùa Huệ Nghiêm Bình Tân có hình chữ Sơn vô cùng ấn tượng dựa vào thiết kế của KTS. Võ Đình Diệp với tổng diện tích khuôn viên lên tới 3ha và được đầu tư rất khang trang.
Chùa Huệ Nghiêm Bình Tân là nơi tu học của chư tăng từ năm 1963 đến năm 1985, được biết đến với các tên gọi khác như: Trường Trung đẳng Phật học chuyên khoa, Phật học viện Huệ Nghiêm, Viện Cao đẳng Phật học Huệ Nghiêm.
4. Tham quan gì tại chùa Huệ Nghiêm Bình Tân?
Có khuôn viên rộng rãi nhất trong các ngôi chùa tại Sài Gòn, chùa cổ Huệ Nghiêm Bình Tân còn sở hữu vẻ đẹp xanh mướt và thoáng đãng với nhiều công trình lớn được lưu giữ hàng trăm năm như đài Quan Âm, tháp Phổ Đồng hay khu Giới Đài.
Ngoài ra, khi đến chùa Huệ Nghiêm Bình Tân, bạn sẽ được tham quan những công trình độc đáo, cổ kính khác.
Cổng tam quan nội Viện Giới Đài chùa Huệ Nghiêm Bình Tân
Cổng Tam Quan được thiết kế mang phong cách kiến trúc cổ xưa đậm nét văn hoá của Phật Giáo, được sơn với gam màu nâu trầm và làm từ chất liệu gỗ xưa.
Mái của cổng được lợp từ ngói mang màu sắc đậm nét phương Đông với các hoạ tiết rồng uốn lượn tại mỗi góc. Ở phần trên cùng giữa lối đi chính của công được thiết kế với hình dạng tương đương ngọn tháp vươn lên trên cao, màu vàng óng biểu hiện cho sự giàu sang và thịnh vượng.
Chánh điện chùa Huệ Nghiêm Bình Tân
Chánh điện của chùa gồm có hai tầng chính là tầng trệt và tầng lầu. Ở mỗi tầng của chánh điện sẽ thờ những vị Phật khác nhau. Đặc biệt tại tầng trệt được thờ những bức tượng Phật làm từ gỗ quý, kích thước chiều cao lên đến 4m7 và trọng lượng nặng tới 9 tấn. Ở hai bên được thêm tượng Phật Bồ Tát Quan Âm và Phật Địa Tạng.
Tiến vào sâu bên trong Chánh Điện bạn sẽ phải vô cùng ngạc nhiên trước cửa chạm có 12 con giáp bà bát bộ kim cang, mang giá trị nghệ thuật sâu sắc và đã được ghi nhận trong kỷ lục Việt Nam.
Sám Hối đường chùa Huệ Nghiêm Bình Tân
Sám hối đường là khu vực thờ tượng tôn trí Cửu Thể Di Đà – vị Phật tượng trưng cho 9 phẩm chất thanh cao của con người. Tượng được đúc bằng gỗ giáng hương cao nhất hiện nay (8m và nặng 16 tấn).
Xung quanh là 8 pho tượng được làm từ gỗ với kích thước tương đương nhau và được xếp theo hàng dọc. Mỗi pho tượng tại ngôi chùa đều mang đường nét nhẹ nhàng, tinh tế, toát lên vẻ thánh thiện nhưng cũng không kém phần trang nghiêm.
Trai đường chùa Huệ Nghiêm Bình Tân
Trai đường là nơi thờ Ngài Giám Trai sứ giả với không gian thoáng đãng, sạch sẽ và tôn nghiêm.
Xung quanh trai đường được đặt rất nhiều bộ bàn ghế được làm từ chất liệu gỗ quý cao cấp. Nó được dùng để phục vụ cho việc tiêu thực đại chúng được diễn ra vào lúc 6 giờ sáng. Thời gian quá đường được quy định là 10h15 phút.
Thư viện chùa Huệ Nghiêm Bình Tân
Thư viện chùa được xây dựng với diện tích rộng rãi, là nơi lưu trữ toàn bộ số lượng kinh sáng được viết từ nhiều ngôn ngữ khác nhau. Ở mỗi kệ sẽ được đặt theo một chủ đề riêng như Thiền Tông, Luật tạng, Trịnh độ, Kinh điển, Lịch sử…
Lễ hội tại chùa Huệ Nghiêm Bình Tân
Mỗi năm chùa Huệ Nghiêm đều tổ chức những lễ hội và các hoạt động Phật Giáo khác nhau. Nổi bật nhất là lễ hội huý kỵ tổ khai sơn được diễn ra vào ngày 6 tháng 10 âm lịch hàng năm và lễ hội huý kỵ Tổ Huệ Lưu vào ngày 12 tháng Giêng hằng năm.
Ngoài những lễ hội riêng của Chùa thì tại đây cũng tổ chức các lễ hội Phật Giáo chung của cả nước. Có thể kể đến đó là lễ hội Vu Lan Báo Hiếu, lễ hội Phật Đản, lễ hội vong ân xá tội,…
5. Lưu ý khi tham quan chùa Huệ Nghiêm Bình Tân
Chùa Huệ Nghiêm là nơi tâm linh, thờ phụng nhiều vị thần. Vì vậy, khi tham quan, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Ăn mặc gọn gàng, lịch sự, không mặc những bộ đồ hở hang hay thiếu vải
- Không làm ồn ảnh hưởng tới không gian thanh tịnh của chùa
- Không tự ý cài tiền lên các pho tượng Phật, nếu có lòng thành bạn chỉ cần bỏ vào hòm công đức
- Có trách nhiệm gìn giữ và bảo tồn những dấu tích lịch sử còn lưu lại của ngôi chùa
- Không hái, giẫm đạp lên cây cối trong khuôn viên nhà chùa.
- Thể hiện thái độ và cách hành xử trang trọng trước các sư thầy, sư cô
- Không được tạo dáng chụp ảnh phản cảm, chú ý những khu vực cấm chụp ảnh
Bạn vừa xem qua bài viết "Chùa Huệ Nghiêm Bình Tân: Cổ tự lâu đời bậc nhất Sài Gòn". Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo các bài viết dưới đây:
- 10 cách chống nóng nhà cửa, lại tiết kiệm điện vào mùa nắng
- Danh sách các khu chợ Bình Tân 2023
- Chung cư Bình Tân cho thuê giá 3 - 5 triệu/tháng
- Top 20 địa điểm vui chơi, tham quan thú vị tại Quận Bình Tân
- Khu Tên Lửa: Nguồn gốc tên gọi và thế mạnh nổi trội hàng đầu Bình Tân
- Danh sách các tuyến đường ngập nước tại TPHCM 2023
- Nhà đất giá trị thực tại Bình Tân được săn đón
- Tiến độ xây dựng dự án The Sholi Bình Tân tháng 4/2023
- Giá bán và Giá thuê căn hộ chung cư Bình Tân 2023
- Danh sách và giá bán dự án nhà phố Bình Tân 2023
- 5 dự án giao thông quan trọng xung quanh dự án The Sholi Bình Tân
- Thông tin cần biết về quận Bình Tân, TPHCM
Lạc Yên
- Chùa Huệ Nghiêm
- Bình Tân